Cây bìm bịp, xương khỉ, mảnh cộng – bỗng chốc nổi tiếng nhờ tác dụng chữa ung thư?

cay-bim-bip-kho-3108

Câu chuyện về những bệnh nhân chữa khỏi ung thư nhờ ăn lá bìm bịp, xương khỉ, mảnh cộng đang “nóng” ở Châu Á. Liệu cây bìm bịp có mang trong mình “sứ mệnh” cứu sống người bị ung thư hay không?

Cây bìm bịp còn có tên khác là cây mảnh cộng, cây xương khỉ. (Ảnh minh họa)

Cây bìm bịp (xương khỉ, mảnh cộng): Thuốc chữa ung thư đang được săn lùng ráo riết.
Có một loại cây mọc tự nhiên chẳng mấy ai biết đến, bỗng chốc nổi tiếng và được người dân Châu Á săn lùng ráo riết, thậm chí còn có người “bay” sang tận Malaysia để gặp đúng người đã nhờ nó mà “thoát chết”.
Bà Vương Tú Cầm (người Trung Quốc), là bệnh nhân bị ung thư buồng trứng giai đoạn 3, sau 10 tháng phát hiện bệnh thì chuyển biến xấu sang ung thư giai đoạn cuối.

Sau khi nhận được thư điện tử của người bạn thân giới thiệu về chuyện ông Lưu Liên Huy ở Malaysia bị ung thư đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất nhờ ăn lá bìm bịp 13 ngày.

Chị đã không chần chừ mà ngay lập tức mua vé máy bay đi Penang, sau đó di chuyển đến Taiping (Malaysia) để tìm ông Lưu với hy vọng mình cũng sẽ may mắn như ông ấy dù chưa biết thực hư ra sao mà chỉ tin lời của bạn.

Khi đến nơi, chị không chỉ được ông Lưu nhiệt tình hướng dẫn cách ăn rau, mà còn được động viên là yên tâm rồi bệnh sẽ đỡ.
Chị Vương đã ở lại Malaysia và ăn bìm bịp liên tục 10 ngày, sau đó xin một bọc lá mang về nhà uống tiếp thêm 5 ngày nữa.
Trong lần hóa trị thứ 2 trước khi khi chị xét nghiệm CA125, chỉ số bệnh đã giảm 45%, khối u kích thước 4*5cm cũng đã biến mất.

Trước khi hóa trị lần 2, bác sĩ hỏi chị có bị rụng tóc không nhưng chị cho biết tóc đã không có hiện tượng rụng như các bệnh nhân ung thư đang hóa trị khác.

Bác sĩ khẳng định, lần hóa trị thứ 3 sẽ rất nặng, tóc chắc chắn sẽ bị rụng, tuy nhiên, sau khi hóa trị thì tóc chị lại tiếp tục giữ được an toàn.

Tiếp tục hóa trị lần 4, chỉ số xét nghiệm máu CA125 của chị đã trở lại bình thường, chỉ số hiện tại giảm xuống còn 16,8 (trong khi đó chỉ số an toàn của người bình thường là dưới 36).

Các bác sĩ cho biết, bệnh của chị đã tiến triển rất tốt, theo phác đồ điều trị ban đầu của bệnh án là phải hóa trị 6 lần nhưng chỉ làm đến lần thứ 4 là có thể dừng lại vì hiệu quả chữa bệnh tốt ngoài dự kiến.

Chị Vương cảm thấy rất biết ơn trời đất vì đã nghe bạn mà tin tưởng chữa bệnh theo cách này, đồng thời chị cũng mang một ít cây về trồng tại nhà, tiếp tục ăn thêm trong vòng 4 tuần để nâng cao tác dụng phòng bệnh.


Sau thời điểm đó, báo chí Trung Quốc cũng đã đăng tin về cây bìm bịp có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như trị vàng da, thấp khớp, rối loạn kinh nguyệt, đau xương, bệnh thận…

Ngoài cách ăn rau bìm bịp bằng cách làm nước ép uống, còn có thể nấu như một món canh ăn hàng ngày.

Đây chỉ là bài chia sẻ riêng của chị Vương và chị cũng cho rằng cách chữa bệnh của chị không có căn cứ bởi một bằng chứng nghiên cứu khoa học nào cả, chỉ là cá nhân lựa chọn trong lúc mắc bệnh hiểm nghèo.

Xem thêm: Cây Bìm Bịp, Xương Khỉ, Mảnh Cộng Có Chữa Được Ung Thư Không?

Chuyện dùng cây bìm bịp chữa ung thư chưa được giới khoa học xác nhận

Ngoài trường hợp của chị Vương, hiện tại ở Malaysia có rất nhiều bệnh nhân ung thư thực hiện theo cách chữa bệnh này. Ông Lưu cho biết, hàng ngày có hàng trăm cuộc gọi điện hỏi mua lá bìm bịp.

Tác dụng chữa bệnh ung thư của cây bìm bịp còn được bệnh nhân viết riêng 1 trang blog để chia sẻ với cộng đồng. Những trường hợp chứng minh lá bịp bịp có thể chữa ung thư cũng được các trang mạng xã hội đưa tin nhiều.

Bài báo viết về ông Lưu Liên Huy (Ảnh minh họa)
Hình ảnh chia sẻ của bệnh nhân trên blog về cây bìm bịp (Ảnh Internet)
Kết quả thử máu trước khi sử dụng lá bìm bịp (Ảnh Internet)
Kết quả thử máu sau khi sử dụng lá bìm bịp (Ảnh Internet)

Trên báo NewLife của Malaysia ngày 25/5/2011 cũng đã đăng tải về tác dụng của cây bìm bịp có thể chữa ung thư với tỉ lệ khỏe mạnh lên đến 90% nếu sử dụng đúng cách từ 4-6 tuần.

Nhưng đồng thời khuyến cáo độc giả rằng mỗi thể trạng bệnh đều khác nhau nên đây không phải là một bài thuốc được khoa học công nhận.

Hiện tại các nhà khoa học ở Đài Loan, Thái Lan và nhiều nước khác cũng đã quan tâm nghiên cứu về tác dụng của cây bìm bịp nhưng chưa đưa ra kết luận cuối cùng.

Theo Trí Thức Trẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Optionally add an image (JPEG only)