Người xưa có câu “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Bàn tay rất khéo léo, linh hoạt và là một công cụ lao động vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, thoái hóa khớp bàn tay là một trong các bệnh khớp thường gặp ở người có tuổi, gây đau, ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động và đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Ở Việt Nam, thoái hóa khớp bàn tay chiếm tỷ lệ 14%, đứng hàng thứ tư trong các vị trí thoái hóa khớp thường gặp.
Thoái hóa khớp thường đi kèm với tuổi tác
Tuổi trung bình của bệnh nhân thoái hóa khớp bàn tay là 60 – 65 tuổi. Tuy nhiên, từ độ tuổi 55 đã bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của thoái hóa khớp bàn tay. Tuổi cao là yếu tố nguy cơ cao nhất của thoái hóa khớp, có thể nói rằng tuổi càng cao, lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp bị giảm sút, sự lão hóa sụn càng rõ, làm cho sụn kém chịu đựng được các yếu tố tác động có hại lên khớp.
Bệnh cũng thường gặp ở nữ giới (75%). Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi hormon như estrogen, dẫn đến thay đổi tế bào sụn khớp.
Những người béo phì cũng dễ bị thoái hóa khớp bàn tay. Có tới 1/3 bệnh nhân thoái hóa khớp bàn tay bị béo phì.
Thứ tư là thoái hóa khớp bàn tay thường xuất hiện sau một số bệnh lý bàn tay như sau chấn thương, gãy xương khớp, hoại tử xương, viêm khớp dạng thấp, gút mạn tính, đái tháo đường…
Dấu hiệu của thoái hóa khớp bàn tay thế nào?
Bàn tay phải hay bị thoái hóa hơn, vì đa số trong chúng ta đều thuận tay phải, dùng nhiều tay phải hơn trong cuộc sống, lao động và sinh hoạt.
Trong số 5 ngón tay thì các ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa (ngón I, II, III) hay bị thoái hóa nhất, do các ngón này phải hoạt động tích cực nhất như khi cầm, nắm, mang, vác, hay xách đồ vật. Còn trong các vị trí khớp của từng ngón tay thì khớp gốc ngón tay cái hay bị thoái hóa khớp nhất, liên quan đến việc sử dụng các khớp này nhiều nhất khi cầm nắm đồ vật.
Có 4 dấu hiệu cơ bản của thoái hóa khớp bàn tay là gai xương, hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, hốc xương. Có thể chụp thêm X-quang bàn tay để chẩn đoán xác định.
Cần tránh lao động, mang vác nặng. Không nên sử dụng đôi tay trong thời gian liên tục, quá dài. Các thành viên trong gia đình và cộng đồng xã hội nên quan tâm, chia sẻ bớt gánh nặng của người cao tuổi. Tăng cường việc sử dụng máy móc hỗ trợ cho lao động và sinh hoạt nếu có thể. Việc phát hiện sớm THK bàn tay là cần thiết, vì sẽ giúp điều trị sớm, giảm thiểu các hậu quả của bệnh. Khi có các dấu hiệu như đau khớp bàn tay, biến dạng khớp hay cứng khớp buổi sáng, hạn chế vận động bàn tay thì nên đến khám chuyên khoa xương khớp để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Giải pháp cho thoái hóa khớp bàn tay hiện nay
Hiện nay, xu hướng trị bệnh đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn là dùng các loại thuốc được chiết xuất tự nhiên để điều trị thoái hóa khớp. So với các thuốc thường dùng trong điều trị thoái hóa khớp qua đường uống hoặc tiêm (nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid, nhóm corticoid,…) thì các thuốc loại này cũng có tác dụng giảm sưng, giảm đau tương tự nhưng lại không gây tác dụng phụ như: loét dạ dày, loãng xương, suy gan, thận… Trong trường hợp nặng, việc dùng thuốc uống còn ít tốn kém hơn so với biện pháp phẫu thuật hoặc thay khớp mà vẫn có tác dụng giảm đau nhanh, mạnh và bền vững.
Arthri Flex Advantage Vitamin D3
Sản phẩm nổi bật cho xu hướng trên và đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu khoa học hiện nay là Arthri-Flex. Thuốc được xem như giải pháp lâu dài để loại bỏ tận gốc các cơn đau nhức, bởi nó có công dụng phục hồi lớp sụn khớp đã bị lão hóa, kích thích tiết dịch khớp giúp tăng độ trơn và giảm ma sát tiếp xúc giữa các khớp nhằm hạn chế nguyên nhân gây đau buốt.
Hãy gọi ngay để được tư vấn miễn phí: 0928 70 37 38